Quản lý kho hàng là một công việc quan trọng trong chuỗi Logistics của doanh nghiệp. Vậy có cách nào để hoạt động này đạt hiệu quả cao hay không? Tất cả sẽ được Vận chuyển 24h giải đáp ngay trong bài viết này!
Mục Lục
Quản lý kho hàng là làm gì?
Quản lý kho hàng là hoạt động sắp xếp, giám sát tình trạng hàng hóa. Thông qua đó, chúng ta có thể biết chính xác tình hình kinh doanh, chất lượng lẫn số lượng hàng hóa đang tồn kho. Đó cũng là căn cứ để đưa ra các kế hoạch cân đối hàng xuất – hàng nhập. Tất cả nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động sản xuất, phân phối hàng hóa được liên tục và ổn định.
Không chỉ vậy, quản lý kho đúng cách còn giúp tăng cường bảo mật tốt hơn. Nếu biết tận dụng tài nguyên, cơ sở vật chất sẵn có thì lại càng đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp lúc này có thể tăng trưởng và phát triển lâu dài.
Gợi ý giải pháp quản lý dành cho kho hàng
Phân chia theo từng khu vực
Việc chia kho nên được thực hiện ngay từ đầu để tránh mất thời gian đóng gói và tốn diện tích sau này. Theo đó, hàng tồn kho cần được sắp xếp theo khu vực rõ ràng dựa trên tính chất hàng hóa và tần suất xuất nhập.
Ví dụ, hàng hóa cố định nên đặt ở tầng trong hoặc tầng trên, hàng xuất nhập khẩu thông thường nên đặt ở tầng dưới, gần cửa ra vào. Các loại hàng hóa riêng biệt nên để ở khu vực riêng. Khi hàng hóa để lộn xộn rất dễ bị ảnh hưởng chất lượng lẫn nhau.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tổ chức quản lý kho bằng cách thiết kế biển báo cụ thể. Gợi ý này đặc biệt quan trọng giúp việc sắp xếp hàng hóa trở nên khoa học hơn. Những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này thì nên tham khảo.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Phương Tiện Vận Tải Hàng Hóa Hiện Nay
Phân chia theo mã SKU
SKU được biết đến là đơn vị dùng để phân loại hàng hóa. Theo đó, người quản lý kho căn cứ vào tính chất cùng vị trí lưu trữ hàng để đặt tên. Mã này thường chứa cả ký tự và số, không bị giới hạn kể cả khi bạn mở rộng số lượng hàng hóa.
FIFO – LIFO
FIFO có nghĩa là hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất đi trước (First in – First out). Nếu bạn đang kinh doanh những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn thì nên thử cách trên. Ngược lại, phương pháp LIFO (Last in – First out) lại cho phép hàng nhập sau được xuất trước. Phù hợp với loại hàng có thể tồn kho lâu như vật liệu xây dựng.
Dán mã vạch
Mỗi sản phẩm được lưu trữ phải được dán nhãn để nhận dạng. Bạn có thể áp mã SKU hoặc kết hợp với hệ thống máy quét mã vạch. Khi nhập kho, mỗi mặt hàng sẽ tương ứng với một mã vạch và được quét qua hệ thống để tạo phiếu nhập, phiếu nhập này sẽ chứa các thông tin liên quan đến sản phẩm. Thông tin đó sẽ được lưu trữ và áp dụng trong suốt quá trình xuất nhập hàng hóa và quản lý hàng tồn kho sau này.
Kiểm tra và dọn kho
Sau khi đã nhập kho thì tất nhiên sẽ có quy trình kiểm tra kho. Thường mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện kiểm tra sau mỗi 3-6 tháng. Quy mô kho càng lớn thì thời gian để kiểm kê càng dài. Nên tối ưu bằng cách kiểm tra theo nhóm hàng, theo khu vực. Cụ thể công việc bao gồm
- Kiểm tra số lượng tồn kho, đối chiếu với sổ sách liên quan
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Kiểm tra hạn sử dụng để lên chiến dịch đẩy bán sản phẩm
- Kiểm tra những người bán hàng tốt nhất cho một kế hoạch
- Các nguy cơ tại kho (cháy nổ, chuột, mối,…)
Kết luận
Trên đây là một vài phương pháp quản lý kho hàng dành cho tất cả mọi doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ tìm ra được cách làm phù hợp nhất với quy mô kinh doanh của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ để được Vận chuyển 24h hỗ trợ tư vấn chuyển hàng hóa bằng xe trọng tải lớn bạn nhé!